Viêm gan mạn hay viêm gan mạn tính là trình trạng gan bị viêm dẫn đến nhiều bệnh khác nặng hơn ảnh hưởng đến tuổi thọ của bệnh nhân. Bệnh có rất nhiều nguyên nhân gây ra và biểu hiện triệu chứng khác nhau. Vậy cách điều trị và phòng bệnh này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của Phục Can Vương nhé.

1. Viêm gan mạn (viêm gan mãn tính) là gì?
Bệnh viêm gan mạn hay còn gọi là viêm gan mạn tính là trình trạng gan đã và đang bị viêm dẫn đến việc tế bào gan bị hoại tử kéo dài đến trên 6 tháng.
Bệnh còn có thể là kết quả của viêm gan cấp tính nhưng không được điều trị kịp thời hoặc do những loại virus viêm gan gây ra.
Ở thể nhẹ có khi không tiến triển hoặc rất chậm và không đưa đến biểu hiện xơ hoặc ung thư gan. Còn viêm gan mạn thể nặng thì là thể viêm hoại tử dồn dập hoặc có rất nhiều đợt tiến triển tấn công vào gan để đưa đến ung thư và xơ hóa.
Nếu như không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì chắc chắn sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
2. Phân loại viêm gan mạn
Có rất nhiều cách phân loại viêm gan, trước đây thường phân loại theo hình thái giải phẫu bệnh. Hiện nay hầu hết phân loại theo nguyên nhân, có thể chia làm 4 loại như sau:
Viêm gan mạn do virus, bao gồm:
- Viêm gan A mãn tính
- Viêm gan virus viêm gan B mạn tính
- Viêm gan C mạn tính
- Viêm gan mạn siêu vi D
- Viêm gan virus E mạn tính
Viêm gan mạn do tự miễn
Viêm gan mạn do thuốc
Viêm gan mạn tiềm tàng
Mô bệnh học giúp chẩn đoán và phân loại, đánh giá mức độ hoạt động cũng như tiên lượng bệnh.
3. Triệu chứng viêm gan mạn
Đa số các trường hợp viêm gan mạn đều phát triển dần dần và không biểu hiện đặc trưng cho đến khi khởi phát tình trạng rối loạn chức năng gan dẫn đến xơ gan.
Một số trường hợp khác do điều trị viêm gan virus nhưng không dứt điểm vẫn còn tồn tại virus hoặc tái phát sau đó vài tuần lễ.
Những triệu chứng này âm thầm phát triển, nếu không điều trị lâu dần sẽ chuyển thành viêm gan mạn tính.
Ngoài ra, viêm gan mạn có thể do người đã điều trị viêm gan ở giai đoạn cấp nhưng virus viêm gan vẫn còn tổn tại trong gan dẫn đến viêm gan mạn.
Những triệu chứng viêm gan mạn bao gồm:
- Cơ thể bệnh nhân liên tục mệt mỏi, khó chịu
- Bệnh nhân buồn nôn, nôn
- Sốt nhẹ
- Bụng trướng
- Chán ăn hoặc kém tiêu hóa gây sụt cân
- Đau bụng vùng hạ sườn phải âm ỉ
- Vàng da nhẹ hoặc nặng nếu đã kéo dài lâu năm
- Nước tiểu màu vàng, sẫm màu
- Phân có lẫn dầu mỡ, mùi hôi và có màu sáng, phân bạc màu
- Bệnh có thể có những biến chứng khi trở nặng như: bệnh phát triển thành xơ gan trong trường hợp không được điều trị sớm; bị ung thư hóa thành bệnh ung thư giai đoạn sớm; hôn mê gan; có tỷ lệ tử vong rất cao.
- Một số biểu hiện ở nữ giới như: mọc mụn, đau khớp, bị tiền mãn kinh sớm, sẹo ở phổi, thiếu máu nhẹ hay viêm tuyến giáp, thận
Khi thấy những biểu hiện trên, bệnh nhân cần chú ý quan sát và tham khảo ý kiến của bác sĩ. Việc này sẽ giúp cho bạn sớm phát hiện được bệnh và được điều trị kịp thời.
4. Nguyên nhân gây viêm gan mạn
Những nguyên nhân dẫn đến viêm gan mạn tính được trình bày chi tiết sau:
Do nhiễm virus viêm gan: Viêm gan B chiếm khoảng từ 5- 10%, viêm gan C chiếm từ 60% đến 75%, viêm gan D và viêm gan E thì ít gặp hơn, còn viêm gan A không gây viêm gan mạn.
Do bệnh tự miễn: Viêm gan tự miễn do sự sai lệch của phản ứng miễn dịch trong cơ thể, bệnh này do di truyền đột biến gen. Hiện nay nguyên nhân dẫn đến sự bất thường này vẫn chưa được tìm thấy.

Do sử dụng một số loại thuốc như:
- Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm Non – Steroid như acetaminophen, diclofenac, ibuprofen...
- Thuốc kháng giáp để điều trị bệnh basedow gây tăng men gan khi dùng lâu năm dẫn đến viêm gan chiếm tỷ lệ 10%.
- Thuốc điều trị lao rất dễ gây viêm gan mạn như Isoniazid, pyrazinamid, rifampicin cũng làm tăng men gan.
- Ngoài ra thuốc điều trị động kinh và các hóa chất điều trị ung thư như cyclophosphanmide, cisplatin, doxorubicin...
Do rượu
- Rượu khi vào cơ thể được hấp thu qua hệ tiêu hóa sẽ được vận chuyển và chuyển hóa tại gan. Quá trình này sẽ trực tiếp kích thích sản xuất ra các chất phá hủy gan. Chính vì vậy nếu bệnh nhân sử dụng rượu bia quá nhiều và trong một thời gian dài làm gan bị viêm kéo dài.
- Hậu quả của việc dùng rượu kéo dài là gan không thể tự hồi phục lại được và biến chứng sang viêm gan mạn tính.
Viêm gan nhiễm mỡ
Những bệnh nhân bị béo phì, tiểu đường và bị rối loạn chuyển hóa lipid làm cơ thể cần phải tổng hợp nhiều chất béo hơn bình thường, nhưng quá trình chuyển hóa chất béo lại rất chậm.
Kết quả sẽ dẫn đến chất béo bị tích tụ và lưu trữ bên trong các nhu mô tế bào gan. Đây cũng sẽ là một nguyên nhân gây viêm gan mạn.
Các nguyên nhân khác bao gồm: bị viêm gan do rượu, gan nhiễm mỡ, thiếu alpha 1 – antitrypsin, bệnh loét dạ dày hay rối loạn tuyến giáp, bệnh wilson.
Nguy cơ cao dẫn đến viêm gan:
- Quan hệ tình dục không an toàn, người làm việc mại dâm.
- Người sử dụng ma túy do dùng chung bơm kim tiêm.
- Người thân chung sống với những người viêm gan mạn tính
- Mẹ mang thai mắc bệnh và truyền cho con
- Các cán bộ, nhân viên đặc biệt là ngành y tế phải làm việc với máu người nhiễm bệnh.
- Nghề phun xăm, thẩm mỹ, xỏ khuyên tai không đạt chất lượng vệ sinh khử khuẩn.
- Bệnh nhân chạy thận trong thời gian dài.
- Tỷ lệ nữ giới mắc viêm gan tự miễn cao hơn nam giới.
- Tiền sử gia đình có truyền thống mắc bệnh viêm gan mạn.
5. Khám và chẩn đoán viêm gan mạn
Để khám bệnh nhân viêm gan mạn, bác sĩ sẽ khai thác kỹ những triệu chứng, dấu hiệu của bệnh nhân hay gặp sau đó để chẩn đoán chính xác viêm gan mãn, thông thường sẽ phải chỉ định người bệnh thự hiện những xét nghiệm sau đây:
Xét nghiệm máu
Viêm gan mạn tính trong giai đoạn đầu có rất ít triệu chứng bởi vậy cách tốt nhất để phát hiện sớm ra bệnh là thực hiện các kiểm tra chức năng gan định kỳ.

Trong đó, các xét nghiệm máu là phương pháp được ưu tiên hàng đầu, để đánh giá các chức năng sau: men gan: AST, ALT, bilirubin cùng các xét nghiệm kháng nguyên virus viêm gan B, C:
- Chẩn đoán xác định viêm gan mạn do siêu virus B, C khi: chỉ số AST, ALT tăng từng đợt hoặc tăng liên tục trên 6 tháng. HbsAg dương tính nhiều hơn 6 tháng hoặc HbsAg dương tính và anti HBc IgG dương tính.
- Chẩn đoán xác định viêm gan mạn do virus C khi thời gian nhiễm virus viêm gan C lớn hơn 6 tháng hoặc có những biểu hiện lâm sàng, HCV dương tính và Anti – HCV dương tính.
Một số phương pháp khác để chẩn đoán đó là:
- Xét nghiệm đo tải lượng virus cần thiết để theo dõi được kết quả điều trị cho bệnh nhân viêm gan B, C và phát hiện kịp thời nếu bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính.
- Một số trường hợp bệnh nhân được chỉ định làm sinh thiết gan nhằm làm chẩn đoán chính xác nguyên nhân và mức độ tổn thương của gan.
- Nếu mắc viêm gan siêu vi B, C, gan bị nhiễm độc bạn nên thực hiện tầm soát xơ gan và ung thư và ung thư 6 tháng 1 lần bằng các kỹ thuật như siêu âm gan hoặc đo nồng độ chất chỉ điểm ung thư gan.
- Thông qua các phương pháp chẩn đoán trên, các bác sĩ sẽ thu được những thông tin này cần thiết để có phác đồ điều trị phù hợp. Điều này sẽ giúp bệnh nhân có những chuyển biến tích cực hơn, giảm nguy cơ xơ gan và ung thư gan.
6. Một số câu hỏi thường gặp về viêm gan mạn
Những câu hỏi dưới đây rất hay gặp khi bệnh nhân bị viêm gan mạn:
6.1. Bệnh viêm gan mạn tính có nguy hiểm không?
Như đã phân tích ở phía trên, có rất nhiều tác nhân dẫn đến viêm gan mạn tính. Trong đó viêm gan siêu vi B và C là hai tác nhân hàng đầu gây bệnh và bị biến chứng là xơ gan và ung thư gan. Thời gian chuyển từ viêm gan mãn sang ung thư gan hoặc xơ gan phải tùy vào cơ địa mỗi người.
Khi bệnh diễn biến nặng sẽ dẫn đến tình trạng có các mô sẹo ở gan. Những mô này sẽ hạn chế khả năng hoạt động của gan.
Khi phát triển mạnh hơn và chiếm phần lớn diện tích của gan, các mô sẹo này sẽ dần làm mất khả năng hoạt động của gan.
Hơn nữa bệnh xơ gan gần như không thể điều trị dứt điểm bằng thuốc hay phương pháp khác mà chỉ có ghép gan.
Nếu như bệnh tiến triển nặng hơn thì rất có thể dẫn đến ung thư gan, đây là một biến chứng nguy hiểm hàng đầu. Tình trạng xơ gan kéo dài và không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến ung thư gan nguy hiểm đến tính mạng.
Tóm lại, viêm gan mạn không được đi khám và điều trị kịp thời sẽ có thể dẫn đến biến chứng rất nặng, nguy cơ tử vong cao.
6.2. Bệnh viêm gan mạn tính có chữa được không?

Viêm gan mạn tính do siêu virus viêm gan B hiện tại không có thuốc điều trị khỏi. bạn chỉ có thể sử dụng những loại thuốc ức chế viêm gan B theo chỉ định của bác sĩ.
Tùy theo trạng thái hoạt động của virus và chức năng gan của từng bệnh nhân cụ thể, các chuyên gia tư vấn sẽ khuyên bạn cần dùng thuốc kháng siêu vi đặc trị cũng như thời gian dùng thuốc trong bao lâu để mang lại kết quả tốt nhất.
Chi phí trung bình cho 1 ca điều trị viêm gan mạn tính do virus viêm gan B vào khoảng 1 triệu đồng/ 1 tháng. Nếu như kết quả xét nghiệm định lượng HBV DNA sau khoảng thời gian điều trị viêm gan B mạn với thuốc ức chế virus cho bạn có đáp ứng tốt thì bạn sẽ được điều trị tiếp với thuốc này.
Do thuốc có tác dụng ức chế sự nhân lên của siêu vi chứ không phải tiêu diệt được hoàn toàn nên khi ngừng thuốc điều trị siêu vi có khả năng bùng phát trở lại rất cao.
Vì vậy cách điều trị viêm gan B mãn tính phải dùng thuốc lâu dài như theo dõi định kỳ nhằm giúp đánh giá hiệu quả, hỗ trợ cải thiện chức năng gan đồng thời kịp thời kiểm soát nếu virus có dấu hiệu tăng sinh trở lại.
6.3. Viêm gan mạn tính có lây không?
Trong trường hợp viêm gan mạn tính không do virus thì khả năng cao sẽ không lây nhưng đối với viêm gan do virus như viêm gan B thì tốc độ lan truyền rất nhanh chóng. Bởi vậy rất nhiều cho rằng chỉ tiếp xúc tay chân, hơi thở hay ăn uống chung cũng có thể lây nhiễm bệnh.
Tuy nhiên đây là một quan điểm sai lầm, sau đây là những đường lây truyền virus của bệnh viêm gan mạn:
Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan B gây ra. Nó có khả năng lây truyền mạnh, từ 50 đến 100 lần so với HIV. Có thể tồn tại trên cơ thể 7 ngày và có thể gây nhiễm trùng nếu chưa được tiêm phòng đầy đủ.

Thông thường chúng sẽ lây qua 3 con đường chính như:
Lây qua đường máu
Một số người khỏe mạnh có thể lây nhiễm virus viêm gan B qua đường máu thông qua các trường hợp như sau:
- Tiếp nhận chế phẩm máu của người bị viêm gan B
- Sử dụng bơm kim tiêm với người mắc bệnh
- Tiếp xúc trực tiếp với máu của người nhiễm bệnh qua đồ dùng cá nhân, vết thương hở
- Dùng chung các đồ dùng có nguy cơ dính máu cao như bàn chải đánh răng, dao cạo râu với người bị nhiễm bệnh
- Thực hiện các thủ thuật có thể gây chảy máu như nhổ răng, xăm hình...
- Dùng chung các dụng cụ phẫu thuật, tiểu phẫu mà không xử lý vô trùng tốt tại trung tâm y tế.
Lây qua con đường tính dục
Virus viêm gan B có thể lây từ người bệnh qua người lành thông qua các hoạt động quan hệ tình dục.bởi dịch âm đạo là nơi cư trú của HBV nên chúng rất dễ dàng lây nhiễm cho người khác.
Vì vậy nếu quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp an toàn thì có thể khiến bạn đứng trước nguy cơ mắc viêm gan B cũng như các bệnh lý truyền nhiễm khác. Phương thức lây truyền này xảy ra phổ biển như quan hệ đồng giới, quan hệ với gái mại dâm...
Lây từ mẹ sang con
Phụ nữ mang thai mắc viêm gan B có thể lây truyền sang thai nhi với tỷ lệ tùy theo từng giai đoạn:
- Trong 3 tháng đầu thì tỷ lệ lây nhiễm là 1%
- Trong khi mẹ bị bệnh ở 3 tháng giwuax thì lây sang con là 10%
- Giai đoạn 3 tháng cuối thì lây tăng 60 đến 70%
- Ngay sau khi sinh không có biện pháp bảo vệ hoặc tiêm phòng thì có thể lây tới 90%
7. Điều trị viêm gan mạn
Dựa vào kết quả chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng mắc phải và mức độ nguy hiểm của bệnh và thể trạng sức khỏe các bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp. Kết quả điều trị bảo vệ gan và hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra với người bệnh.
Điều trị nội khoa:
Điều trị viêm gan B dùng thuốc ức chế virus như Entecavir hay Tenofovir disoproxil fumarate, Telbivudine, Lamivudine, Interferon alpha và Interferon alpha pegylated (dùng đường tiêm).
Điều trị viêm gan C mạn tính do thuốc: bác sĩ sẽ cho ngừng dùng thuốc đang dùng và người bệnh có thể tự khỏi.
Viêm gan tự miễn: điều trị bằng thuốc corticoid những có rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, không điều trị triệt đổ sẽ phải dùng thuốc vô thời hạn dưới sự giám sát của bác sĩ.
Điều trị ngoại khoa:
Phẫu thuật ghép gan khi viêm gan mạn tính nặng nề không thể áp dụng các phương pháp điều trị khác, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân tiến hành ghép gan. Nhưng sẽ gặp khó khăn như chi phí cao, biến chứng sau phẫu thuật.
8. Phòng ngừa bệnh viêm gan mạn
Người nhà hoặc những người chưa mắc viêm gan mạn nên đi tiêm phòng các loại vắc xin viêm gan như sau:
Phòng ngừa viêm gan B (HBV)
- Tiêm vắc xin viêm gan B có hiệu quả phòng bệnh lên đến 95% và đây là loại vắc xin điều tiên gián tiếp chống lại bệnh ung thư nguy hiểm như ung thư tế bào gan.
- Thực hiện an toàn trong truyền máu
- Thực hiện tình dục an toàn vì viêm gan B lây qua đường tình dục
Phòng ngừa viêm gan C (HC)
Hiện nay chưa có thuốc ngừa viêm gan C nhưng chúng ta phòng bệnh bằng cách tránh tiêm chích, truyền máu an toàn, không dùng chung các dụng cụ tiêm chích, châm cứu hay xăm hình, làm móng, dao cạo râu, bàn chải, quan hệ tình dục an toàn để khỏi bị nhiễm HCV từ người khác.

Ngoài ra , để phòng ngừa viêm gan mạn, bạn cần thực hiện một số điều dưới đây:
- Duy trì lối sống an toàn và lành mạnh, không dùng rượu bia và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Lên lịch khám sức khỏe định kỳ và thường xuyên tới bác sĩ để được tư vấn và khám gan hoặc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bạn.
- Tránh hút thuốc là vì cả uống rượu và hút thuốc đều làm tổn thương gan, vốn đã bị siêu vi làm tổn thương.
- Sử dụng các sản phẩm điều trị có nguồn gốc rõ ràng và tốt nhất là có người chuyên môn thực hiện chỉ định.
- Kiểm tra bất kỳ thuốc mua không cần toa ví dụ như paracetamol hoặc thuốc theo toa không dùng để điều trị viêm gan mạn trước khi uống để đảm bảo được an toàn cho gan vì những loại thuốc đều được xử lý qua gan.
- Có một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm hoa quả, ngũ cốc loại nguyên hạt, cá và thịt nạc...
Trên đây là bài viết chi tiết, cụ thể của bệnh viêm gan mạn cho người người cũng tham khảo của Phục Can Vương. Nếu như bạn đang gặp các vấn đề về gan mà không biết liên hệ đến đâu để được tư vấn. Xin hãy vui lòng nhấc máy lên gọi vào số điện thoại 0961 636 313 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.