Xơ gan là tình trạng gan xuất hiện các vết sẹo xơ nghiêm trọng ảnh hưởng rất lớn đến chức năng của gan. Bệnh xơ gan nguyên nhân chủ yếu là do việc lạm dụng rượu bia và lối sống thiếu khoa học. Khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn nặng thì rất khó hồi phục mà có thể cần đến sự ghép gan để tiếp tục sống. Tuy nhiên nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì xơ gan có thể chữa được.

1. Xơ gan là gì?
Xơ gan với tên Tiếng anh là Cirrhosis - kết quả cuối cùng cùng cho các bệnh lý mãn tính của gan.
Khi gan bị bất kì một nguyên nhân nào tác động xấu thì các tế bào gan sẽ bị tổn thương, chết đi và các chất xơ sẽ được thay thế vào đó. Những đám tế bào gan còn lại sẽ thực hiện việc tăng sinh để bù đắp cho phần gan đã bị "chết" và tạo nên các nốt tái sinh.
Khi gan bị tổn thương lâu ngày, các chất xơ được tạo ra ngày càng nhiều dần dần sẽ thay đổi hoàn toàn cấu trúc gan.
Trung bình mỗi năm số người chết vì bệnh xơ gan và gan mạn tính là hơn 20.000 người, đây cũng là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 10 đối với đàn ông và thứ 12 đối với phụ nữ.
2. Phân loại bệnh xơ gan
Bệnh xơ gan sẽ hình thành và phát triển qua 4 giai đoạn được trình bày ở dưới đây:
2.1. Giai đoạn 1
Giai đoạn này chưa xuất hiện các dấu hiệu gan bị tổn thương. Tuy nhiên thì ở giai đoạn này gan đã bắt đầu bị viêm.
Khi các tế bào gan bị viêm liên tục thì gan đã cố gắng đảo ngược lại quá trình này và phát triển sự xơ hóa. Bệnh nhân sẽ xuất hiện cảm giác mệt mỏi và thiếu năng lượng trong giai đoạn này, rất khó xác định vấn đề gì đang xảy ra với gan.
Mặc dù gan bắt đầu xuất hiện các tổn thương nhưng bệnh nhân thường không có dấu hiệu rõ ràng vì sự xơ hóa vẫn còn khá ít. Ở giai đoạn này, nếu bệnh nhân được phát hiện sớm và điều trị đúng cách gan vẫn có thể hồi phục và trở lại như bình thường.
2.2. Giai đoạn 2
Ở giai đoạn này áp lực tĩnh mạch cửa bắt đầu tăng dần. Có sự tăng trưởng các mô xơ hóa trong gan.
Lúc này việc cần làm là phải loại bỏ được nguyên nhân gây bệnh thì mới có thể làm tăng cơ hội khỏi bệnh.

2.3. Giai đoạn 3
Tại giai đoạn 3, bệnh nhân xuất hiện tình trạng cổ trướng. Gan đã bị xơ hóa rất nhiều được xác định nhờ số lượng dịch trong ổ bụng tăng nhanh.
Khi bệnh nhân ở giai đoạn này thì việc gan trở lại bình thường là không thể, ghép gan thường được chỉ định để điều trị bệnh.
Bệnh nhân xuất hiện rất nhiều triệu chứng như:: Ăn không ngon miệng, sút cân nhanh; người luôn cảm giác mệt mỏi; da chuyển sang màu vàng, ngứa da, viêm da; thở nhanh, Eczema hóa, đường huyết không ổn định, phù chân và mắt cá.
2.4. Giai đoạn 4
Khi bệnh nhân chuyển sang giai đoạn này, quá trình xơ hóa đã xảy ra hoàn toàn trên gan. Các biến chứng có thể xuất hiện như xuất huyết tiêu hóa, bệnh não gan hay tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
Các dấu hiệu trên nếu không được kịp thời phát hiện thì bệnh nhân cũng sẽ không thể tiến hành ghép gan. Thời gian sống cho bệnh nhân ở giai đoạn này là khoảng 12 tháng.
Dấu hiệu cũng giống như giai đoạn 3 và có thêm một vài triệu chứng:
- Cảm giác mệt mỏi
- Lúc nào cũng cảm thấy buồn ngủ
- Lòng bàn tay son
- Thay đổi tính cách
- Tình trạng suy thận và nguy cơ dẫn tới thiểu niệu
- Xuất hiện sốt cao
- Viêm màng bụng
3. Triệu chứng bệnh xơ gan
Xơ gan nếu có thể phát hiện nhanh chóng, điều trị kịp thời và chính xác thì vẫn có khả năng chữa khỏi. Do đó việc phát hiện triệu chứng là vô cùng quan trọng.
Dưới đây là các biểu hiện điển hình của bệnh xơ gan:
- Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, đầu óc choáng váng
- Rối loạn tiêu hóa dẫn đến mất cảm giác ngon miệng, sụt cân nhanh, tình trạng buồn nôn, nôn.
- Da chuyển sang màu vàng và ngứa
- Mạch nổi lên như mạng nhện hay còn được gọi là sao mạch
- Lòng bàn tay son và móng tay chuyển trắng
- Chướng bụng
- Ra máu âm đạo bất thường

4. Nguyên nhân gây xơ gan
Xơ gan thường do nhiều nguyên nhân gây ra và bệnh thường tiến triển trong một thời gian dài. Dưới đây là các nguyên nhân chủ yếu của bệnh xơ gan:
Rượu:
Những người nghiện rượu chiếm tỉ lệ bị xơ gan cao nhất nguyên nhân là do họ uống chủ yếu là các loại rượu chưa được khử các chất độc có trong nó. Và các chất độc này sẽ dần dần gây tổn hại các tế bào gan và dẫn đến xơ gan.
Quá trình xơ gan do rượu bắt đầu từ việc các chất độc có trong rượu ngấm dần dần vào trong gan dẫn đến tình trạng gan bị nhiễm mỡ, rồi phát triển thành viêm gan mạn tính và sau đó chuyển thành xơ gan.
Vì vậy quá trình xơ gan thường diễn ra trong một thời gian khá dài.
Xơ gan do ứ mật:
Là tình trạng mật bị ứ đọng do viêm, do tắc đường mật. Khi đó cả đường mật và mật sẽ gây ra các ảnh hưởng xấu đến gan, làm tổn thương tế bào gan dần dần dẫn đến xơ gan.
Xơ gan do viêm gan virus:
Khi người bệnh bị viêm gan do virus có thể dần dần phát triển thành xơ gan và ung thư gan nhất là viêm gan virus B và C.

Xơ gan do ký sinh trùng:
Thường gặp 3 loại ký sinh trùng là amip, ký sinh trùng sốt rét và sán lá gan, chúng gây ra các ảnh hưởng xấu đến tế bào gan và phát triển thành bệnh xơ gan.
Xơ gan do ứ đọng máu kéo dài:
Là những bệnh lý dẫn đến việc bị giảm lưu lượng máu như: suy tim, viêm tắc tĩnh mạch trên gan làm tổn thương gan.
- Các đối tượng xuất hiện các phản ứng bất thường với một vài loại thuốc hay do tiếp xúc quá nhiều với chất độc cũng có nguy cơ bị xơ gan.
- Các trường hợp bất thường do bị tích tụ chất độc trong gan gây phá hủy mô và xơ gan.
- Trẻ sinh ra bị teo ống dẫn mật dẫn đến không có ống mất cũng có nguy cơ phát triển xơ gan.
5. Khám và chẩn đoán bệnh xơ gan
Khi bạn phát hiện mình có các dấu hiệu bất thường liên quan đến gan hãy đi khám để được chẩn đoán nhanh và được điều trị kịp thời, chính xác.
Khi đi khám bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng mà bạn hay gặp, tiền sử gia đình có người mắc bệnh liên quan đến gan không để đưa ra các chẩn đoán sơ bộ về bệnh của bạn.
Sau đó để có các đánh giá chính xác các bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn thực hiện các xét nghiệm đánh giá chức năng gan. Thông qua đó bác sĩ sẽ chẩn đoán được bệnh và đánh giá mức độ nặng nhẹ của xơ gan.
- Xác định nguyên nhân gây xơ gan: có ý nghĩa quyết định nhất là xét nghiệm tầm soát siêu vi viêm gan B, C.
- Siêu âm bụng: hình ảnh tổng quát của gan, và đặc biệt là giúp tầm soát phát hiện ung thư gan
- Siêu âm đàn hồi, Fibroscan, fibrotest: là những phương pháp không xâm lấn, không ảnh hưởng xấu, giúp đánh giá "độ cứng" của gan, nghĩa là đánh giá mức độ xơ hóa của gan.
- Nếu bụng có nước, sẽ tiến hành chọc hút một ít dịch trong ổ bụng để làm xét nghiệm
- Nội soi thực quản-dạ dày để phát hiện các tĩnh mạch thực quản - dạ dày có bị phình giãn do xơ gan gây ra hay không.
- Sinh thiết gan: Phương pháp được sử dụng để đánh giá mức độ hư hại và mức độ xơ hóa ở gan. Đôi khi, sinh thiết gan còn có ý nghĩa trong việc xác định được nguyên nhân dẫn đến xơ gan

6. Điều trị bệnh xơ gan
Để điều trị xơ gan hiệu quả, đầu tiên là phải xác định được nguyên nhân. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Ở phần trên, ta đã biết là xơ gan có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Một số nguyên nhân có thể điều trị hoặc phòng tránh được như: do rượu, do tác động của một số thuốc, kể cả viêm gan do siêu vi B, C.
Có nguyên nhân thì hiện nay y học lại chưa thể điều trị được như các bệnh bẩm sinh của cơ thể. Nếu điều trị được nguyên nhân thì có thể làm chậm lại hoặc chặn đứng quá trình tiến triển của bệnh.
Kết quả điều trị phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn của bệnh. Nếu phát hiện được càng sớm thì việc điều trị càng hiệu quả, khả năng khỏi bệnh càng cao và hạn chế được các biến chứng của xơ gan.
Khi đến giai đoạn của xơ gan mất bù, bệnh thường diễn biến khá nặng và có nhiều biến chứng, thường đáp ứng rất kém với điều trị.

7. Một số câu hỏi thường gặp về xơ gan
Bệnh xơ gan khiến rất nhiều người lo lắng và đặt ra các câu hỏi. Không biết là mình có chữa khỏi được không? Bệnh này nguy hiểm như thế nào? Liệu còn sống được lâu không?
Chúng tôi sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn ở dưới đây:
7.1. Bệnh xơ gan có nguy hiểm không?
Câu trả lời là có.
Xơ gan nếu không được điều trị kịp thời sẽ phát triển thành các biến chứng nặng và dẫn đến tử vong.
Một số biến chứng có thể gặp là:
- Bụng chứa nhiều nước có thể dẫn đến nhiễm trùng dịch báng.
- Xơ gan lâu ngày gây ra các ảnh hưởng đến chức năng não, với các cơ chế chưa rõ ràng.
- Hội chứng gan thận.
- Nguy hiểm nhất là ung thư gan. Đối với những người này thì phương pháp điều trị duy nhất là ghép gan
7.2. Bệnh xơ gan có chữa được không?
Câu trả lời là có, nếu như bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Khi bệnh xơ gan còn ở giai đoạn một và hai thì việc điều trị sẽ dễ dàng và bệnh nhân có khả năng hồi phục cao.
Nếu ở giai đoạn 3,4 thì cách điều trị chỉ có thể là phẫu thuật cấy ghép gan.
8. Phòng ngừa bệnh xơ gan
Xơ gan là bệnh nguy hiểm và nó ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Do đó, cần tiến hành bảo vệ gan ngay từ hôm nay tránh các tác động xấu xảy ra với gan và phát triển thành xơ gan.
8.1. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Chế độ ăn uống khoa học rất quan trọng trong phòng ngừa bệnh xơ gan:
- Ăn nhiều rau xanh và các hoa quả
- Hạn chế các món chế biến sẵn hoặc chứa nhiều dầu mỡ như các món chiên rán
- Hạn chế tối đa việc uống rượu bia, đây là thói quen nguy hiểm nhất
- Uống đủ nước mỗi ngày giúp gan thải trừ độc dễ hơn

8.2. Không sử dụng thuốc bừa bãi
Không được tự ý mua và uống thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là các kháng sinh.
Paracetamol nếu sử dụng quá nhiều cũng sẽ gây ra các tổn thương cho gan. Do đó, tránh lạm dụng thuốc này trong việc điều trị giảm đau, hạ sốt.
8.3. Duy trì thói quen sống lành mạnh
Duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày là rất quan trọng, giúp bạn nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Chế độ ngủ nghỉ phù hợp, không thức khuya quá. Hạn chế được tình trạng căng thẳng.
Bài viết trên đây của chúng tôi đã cung cấp cho các bạn tất cả các thông tin về bệnh xơ gan. Hy vọng nó hữu ích với mọi người trong việc bảo vệ lá gan của mình.
Nếu bạn đang có vấn đề về gan hay mắc bệnh xơ gan thì việc sử dụng thuốc là cần thiết. Tuy nhiên việc kết hợp sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên sẽ đem lại hiệu quả rất cao trong việc phòng và điều trị bệnh xơ gan, chẳng hạn như sản phẩm Phục Can Vương hỗ trợ điều trị bệnh gan an toàn, hiệu quả. Liên hệ hotline 0961 936 313 để được tư vấn về bệnh gan và sản phẩm Phục Can Vương đầy đủ nhất.